Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Xe máy và xe gắn máy – Giống mà không giống

Có khá nhiều người cho rằng xe máy và xe gắn máy là một. Vậy điều này liệu có đúng hay không? Xe gắn máy là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về xe gắn máy

Xe gắn máy là gì? 

[caption id="attachment_4571" align="aligncenter" width="700"]Xe gắn máy là gì? Xe gắn máy là gì?[/caption]

Xe gắn máy trong tiếng Pháp nghĩa là Motocyclette. Cụm từ này dùng để chỉ các phương tiện di chuyển có 2 bánh và các phương tiện này chuyển động được là do có động cơ gắn trên xe. 

Còn theo luật Việt Nam thì định nghĩa như sau: Xe gắn máy là những phương tiện có hai hoặc ba bánh, chạy bằng động cơ và có vận tốc không quá 50km/h. Ngoài ra, nếu xe sử dụng động cơ là động cơ nhiệt thì dung tích động cơ phải không được lớn hơn 50cc. Như vậy, xe gắn máy sẽ bao gồm cả xe đạp máy và xe máy điện. 

Xe gắn máy có từ bao giờ?

Theo Chuyện xe tìm hiểu, xe gắn máy có từ năm 1885 tại Stuttgart bởi hai người Đức là Wilhelm Maybach và Gottlieb Daimler. Được biết, trước khi phát minh này ra đời thành công, đã có khá nhiều người ý tưởng khác nhau về việc chế tạo động cơ có thể chuyển động. Cụ thể, James Watt đã sáng chế ra động cơ hơi nước, Michael Faraday chế tạo ra động cơ điện, Etienne Lenoir chế tạo ra động cơ đốt trong…

Chính từ những ý tưởng này mà ý tưởng xe gắn máy của Wilhelm Maybach và Gottlieb Daimler đã ra đời. 

Tại Pháp

[caption id="attachment_4575" align="aligncenter" width="700"]Mẫu xe gắn máy Michaux-Perreaux Mẫu xe gắn máy Michaux-Perreaux[/caption]

Chiếc xe gắn máy đầu tiên tại Pháp ra đời từ năm 1868 bởi thợ rèn Pierre Michaux và kỹ sư Louis-Guillaume Perreaux. Sau khi được công nhận thì năm 1869, chiếc xe này mới chính thức được ra mắt với công chúng. 

Tuy nhiên, chiếc xe gắn máy này chỉ đơn giản là một chiếc xe đạp và được gắn thêm một động cơ hơi nước ở dưới yên xe. Động cơ được gắn trên xe sẽ tạo ra một góc nghiêng 45 độ cho công suất là 0.5 mã lực. Bánh xe thì được thiết kế dạng lốp trước to, lốp sau nhỏ. Hạn chế của chiếc xe này là chưa có hệ thống phanh cũng như giảm xóc nên rất dễ xảy ra tai nạn mỗi khi di chuyển. Được biết, chiếc xe có tốc độ tối đa là 15km/h.

Hiện bản gốc duy nhất của chiếc xe gắn máy Michaux-Perreaux được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp là lle-de-France. 

Tại Mỹ

[caption id="attachment_4574" align="aligncenter" width="700"]Mẫu xe gắn máy Roper Mẫu xe gắn máy Roper[/caption]

Để bắt kịp Pháp, năm 1869, Mỹ cũng cho ra đời chiếc xe gắn máy đầu tiên dó Sylvester H.Roper sáng chế. Chiếc xe này cũng được lấy theo tên ông là xe Roper. 

Bề ngoài, chiếc xe này có thiết kế khá giống với mẫu ở Pháp. Điểm khác biệt là phần động cơ được đặt ở giữa 2 bánh chứ không phải đặt dưới yên. Phần khung xe được làm bằng thép, kích thước của 2 bánh xe bằng nhau với đường kính 34 inch. Phần nồi than được treo dưới yên. Khối động cơ này cho công suất 0.5 mã lực và cho vận tốc tối đa là 16km/h. Xe đã có trang bị vận hành bướm ga và hệ thống phanh. Tuy nhiên, chúng lại có hạn chế là có tiếng ồn. 

Hiện nguyên mẫu đang được lưu giữ tại Viện Smithsonian - Hoa Kỳ. 

Tại Đức

[caption id="attachment_4572" align="aligncenter" width="700"]Mẫu xe gắn máy Reitwagen Mẫu xe gắn máy Reitwagen[/caption]

Phiên bản tại Đức được coi là phiên bản hoàn chỉnh nhất của xe gắn máy. Chiếc xe này ra đời vào năm 1885 và được cấp bằng sáng chế vào 11/8/1886 với cái tên Reitwagen. 

Nguyên mẫu của chiếc xe này đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy vào năm 1903 ở Cannstatt. Hiện những mẫu trưng bày chỉ là bản sao được phục dựng theo nguyên mẫu. 

Các loại xe gắn máy

Xe gắn máy được phân ra làm hộp số tự động và hộp số tay tuỳ vào từng điều kiện và địa hình sử dụng. Tuy nhiên, xe gắn máy sẽ có 2 kiểu thiết kế khung sườn chính như sau:

  • Khung sườn thấp: Đây là mẫu khung sườn khá phù hợp với phái nữ bởi phần yên được hạ thấp xuống giúp việc lên xuống tiện lợi hơn. Bình nhiên liệu thì được đặt ở dưới yên nên không hề vướng víu. 

[caption id="attachment_4573" align="aligncenter" width="700"]Xe gắn máy khung sườn cao Xe gắn máy khung sườn cao[/caption]

  • Khung sườn cao: Đối với dòng xe này, phần khung sườn sẽ được thiết kế sao cho cao ngang bằng với phần yên xe hoặc có thể là cao hơn. Bình nhiên liệu thay vì được đặt dưới yên thì sẽ được đặt ngay giữa sườn. Kiểu xe này khá phổ biến tại các nước như Canada, Mỹ hay các nước châu Âu. 

Xe máy và xe gắn máy có gì khác nhau?

Như đã nói ở trên, xe gắn máy là những phương tiện có hai hoặc ba bánh, chạy bằng động cơ và có vận tốc không quá 50km/h. Ngoài ra, nếu xe sử dụng động cơ là động cơ nhiệt thì dung tích động cơ phải không được lớn hơn 50cc. Như vậy, xe gắn máy sẽ bao gồm cả xe đạp máy và xe máy điện. 

Trong khi đó, xe mô tô hay xe máy cũng là những phương tiện có hai hoặc ba bánh nhưng lại chạy bằng động cơ có dung tích từ 50cc trở lên. Đồng thời, tải trọng xe phải dưới 400kg với xe 2 bánh và 350-500kg đối với xe 3 bánh. 

Tóm lại, xe máy là xe có dung tích động cơ từ 50cc trở lên và được quy định tải trọng nhất định. Ngược lại, xe gắn máy là những xe có dung tích động dưới 50cc và có vận tốc xe không quá 50km/h. 

Với những thông tin tổng quan về xe máy và xe gắn máy kể trên, hy vọng các bạn đã có thể phân biệt được giữa xe máy và xe gắn máy. 



source https://chuyenxe.com/tin-tuc/xe-may-va-xe-gan-may/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét