Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

6 kỹ năng cần thiết để lái xe an toàn vào ban đêm

Dù lái xe vào ban ngày hay ban đêm thì an toàn vẫn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc lái xe vào ban đêm lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với lái xe vào ban ngày. Chuyện xe sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này thông qua 6 kỹ năng cần thiết để lái xe an toàn vào ban đêm.

Nắm rõ cung đường, lộ trình

[caption id="attachment_4329" align="aligncenter" width="700"]Nắm rõ cung đường mình chuẩn bị đi Nắm rõ cung đường mình chuẩn bị đi[/caption]

Nếu dự định đi chơi nhưng lại khởi hành vào ban đêm, với các cung đường mới, người cầm lái nên nắm rõ cung đường, lộ trình ra sao để tránh trường hợp đi nhầm đường. Bởi lẽ, lúc này trời tối và tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều. Nếu như ban ngày các bạn có thể nhìn được biển chỉ dẫn nhưng khi đi vào ban đêm, điều này sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Để có thể yên tâm hơn, các bạn nên sử dụng hệ thống chỉ đường. Nếu ô tô thì không có vấn đề gì nhưng nếu đi xe máy, các bạn nên trang bị thêm giá đỡ điện thoại gắn ở ghi đông xe máy để có thể vừa nhìn chỉ đường lại vừa lái xe được an toàn nhé. 

Di chuyển với tốc độ phù hợp, giữ khoảng cách an toàn

[caption id="attachment_4325" align="aligncenter" width="700"]Di chuyển với tốc độ phù hợp Di chuyển với tốc độ phù hợp[/caption]

Như đã nói ở trên, tầm quan sát vào ban đêm khá hạn chế, không được tốt như khi bạn di chuyển vào ban ngày. Vì vậy, khi di chuyển vào ban đêm các bạn nên di chuyển chậm hơn, phù hợp với độ chiếu sáng của đèn pha. Đặc biệt, các bạn không được chạy quá tốc độ cho phép để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình nhé. 

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tạo khoảng cách an toàn đối với các xe phía trước để có thể xử lý kịp thời khi tình huống bất ngờ xảy ra. Các bạn có thể căn khoảng cách theo nguyên tắc 4 giây. Theo đó, các bạn rọi đèn cốt vào định vị điểm sáng xa nhất. Mỗi khi xe phía trước đi qua điểm này thì các bạn đếm 4 giây. Nếu sau 4 giây, xe phía trước vừa tới hoặc sắp tới điểm mà bạn vừa định vị thì có nghĩa các bạn đang ở khoảng cách an toàn. Ngược lại, nếu xe vượt quá điểm sáng trong khi bạn chưa đếm hết 4 giây thì có nghĩa bạn nên giảm tốc độ lại để có khoảng cách an toàn. 

Sử dụng hợp lý chế độ chiếu sáng pha, cốt

[caption id="attachment_4330" align="aligncenter" width="700"] Sử dụng chế độ đèn pha - cốt hợp lý[/caption]

Theo cấu tạo xe mà nhà sản xuất đưa ra, cụm đèn chiếu sáng đều có 2 chế độ là đèn cốt và pha. Trong đó, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp để giúp người điều khiển có thể quan sát được mặt đường. Vì vậy, nếu đi đường nội thành, đông dân cư thì các bạn nên bật chế độ này để không bị loá mắt người đi ngược chiều. 

Trong khi đó, đèn pha lại có cường độ chiếu sáng mạnh hơn và xa hơn. Điều này giúp người điều khiển có thể thấy được những chướng ngại vật và biển báo dù ở xa. Người lái chỉ nên bật chế độ này mỗi khi chạy cao tốc, ít phương tiện và không có xe chạy ngược chiều. Ngoài ra, nếu di chuyển trên đoạn đường có dải phân cách thấp và có nhiều xe qua lại thì các bạn nên chuyển về đèn cốt để tránh loá. Khi muốn vượt xe chạy phía trước thì các bạn nên nháy đèn để ra hiệu xin vượt. Đặc biệt, mỗi khi vào cua, nếu không có xe chạy ngược chiều thì các bạn có thể “đá đèn” pha để góc quan sát mở rộng hơn sau đó lại chuyển về đèn cốt. 

Không nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều

[caption id="attachment_4328" align="aligncenter" width="700"]Không nên nhìn thẳng vào đèn pha của xe ngược chiều Không nên nhìn thẳng vào đèn pha của xe ngược chiều[/caption]

Theo Chuyện xe tìm hiểu, Luật giao thông đường bộ đã quy định rõ về việc sử dụng đèn pha cốt mỗi khi tham gia giao thông. Nếu không chấp hành thì tài xế sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, lại có khá nhiều lái xe thiếu ý thức khi mà vẫn bật đèn pha khi đi trong nội thành, ngay cả khi gặp xe chạy ngược chiều. 

Nếu chẳng may bạn là người đi ngược chiều trong trường hợp này thì bạn sẽ bị loá mắt, từ đó khó quan sát đường hơn. Chính vì vậy, các bạn không nên nhìn trực diện vào đèn pha của những xe chạy đối diện. Nếu thấy chói mắt thì các bạn nên chớp mắt ngay và giảm dần tốc độ. 

Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ

[caption id="attachment_4326" align="aligncenter" width="700"]Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ[/caption]

Buồn ngủ được coi là mối nguy hiểm lớn nhất mỗi khi lái xe vào ban đêm. Vì vậy, nếu trong quá trình di chuyển và các bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ thì nên đỗ xe lại và chợp mắt một chút cho tỉnh táo. Trong trường hợp đỗ xe bên lề đường thì các bạn nên có đồ phản quang nhé!

Sau mỗi cuộc nhậu

[caption id="attachment_4327" align="aligncenter" width="600"]Không lái xe khi đã uống rượu Không lái xe khi đã uống rượu[/caption]

Mỗi khi nhậu nhẹt sau thì đồ có cồn sẽ khiến các bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Vì vậy, hãy luôn nhớ nguyên tắc rằng: Đã uống rượu bia thì không nên lái xe. Nguyên tắc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân bạn mà còn cả những người xung quanh. Rất nhiều quán nhậu cho khách gửi xe lại qua đêm nên chẳng lý nào mà bạn lại không thể đặt xe về cả đúng không nào. 

Trên đây là 6 kỹ năng cần thiết để lái xe an toàn vào ban đêm. Hy vọng những thông tin mà Chuyện xe cung cấp hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn có chuyến đi an toàn!



source https://chuyenxe.com/lai-xe-an-toan/lai-xe-an-toan-vao-ban-dem/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét