Phanh đĩa là công nghệ xuất hiện khá muộn nhưng lại ứng dụng rộng rãi trên nhiều mẫu xe hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng. Cùng Chuyện xe tìm hiểu về cấu tạo phanh đĩa xe máy và cách chúng hoạt động ra sao nhé!
Cấu tạo phanh đĩa xe máy
Phanh đĩa xe máy thường gồm những bộ phận sau:
- Một phanh đĩa
- Trục bánh xe máy
- 2 má phanh
- Ống dầu và khay đựng dầu phanh
- Hệ thống piston điều chỉnh phanh
[caption id="attachment_4227" align="aligncenter" width="522"] Cấu tạo phanh đĩa xe máy[/caption]
Trong các bộ phận này, đĩa phanh sẽ được gắn trực tiếp lên trục của bánh xe. Đĩa phanh cũng sẽ được đục thêm lỗ hay xẻ rãnh để trong quá trình phanh tạo ra nhiệt lượng nhiệt này sẽ được tản đi. Việc tản nhiệt này có chức năng giảm thiểu tối đa sự mài mòn của đĩa phanh, từ đó giúp đĩa phanh được bền hơn.
Chất liệu làm nên đĩa phanh thường là những vật liệu có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ và thường ít khi bị hư hỏng. Khi má phanh bị mòn hết thì đĩa phanh có thể xuất hiện hiện tượng bị cào xước chứ không phải đĩa phanh bị hỏng đâu nhé. Tuy nhiên, dù tốt đến đâu thì đĩa phanh cũng có thể bị nứt vỡ, cong vênh nếu phải chịu một lực tác động cực lớn như tai nạn xe cộ...
Trong khi đó, má phanh lại là một khối thống nhất gồm 2 má phanh kẹp vào 2 bên của đĩa phanh và sẽ kẹp chặt lấy đĩa phanh mỗi khi người điều khiển đạp chân phanh. Chất liệu của má phanh có thể từ kevlar, hợp kim hay gốm…
Để có phanh thì ngoài má phanh không thể không kể đến piston (dầu). Piston sẽ có nhiệm vụ truyền lực lên má phanh. Khi piston hoạt động thì sẽ tạo một lực ép lên má phanh khiến má phanh bám chặt vào đĩa phanh để xe dừng lại. Dầu phanh đĩa thường là loại dầu chuyên dụng và được ghi rõ trên nắp cốc dầu phanh.
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
- Khi phanh
Khi đang di chuyển, người điều khiển xe máy muốn dừng xe lại chỉ cần đạp vào bàn đạp phanh. Lúc này, thông qua các bộ phận của đĩa phanh sẽ khiến cho áp suất dầu trong các xi-lanh và đường ống dầu sẽ được tăng lên và đẩy piston cũng như tấm má phanh ép sát vào đĩa phanh. Lực ép này sẽ tạo ra ma sát khiến cho đĩa phanh và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay, thậm chí là dừng hẳn theo nhu cầu của người điều khiển xe.
a)Trạng thái thôi pha
b)Trạng thái phanh
- Khi thôi phanh
Khi người điều khiển bỏ chân ra khỏi bàn đạp phanh, áp suất tại hệ thống dầu phanh lúc này sẽ giảm cực nhanh. Điều này xảy ra nhờ khe hở của các ổ bị nơi bánh xe và sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của piston đã tạo các hiện tượng rung lắc tại đĩa phanh khiến cho má phanh và piston rời khỏi đĩa phanh.
Do dùng lực tác động lên bánh xe để bánh xe ngừng quay nên tuổi thọ của má phanh không dài. Các bạn nên thường xuyên kiểm tra má phanh đĩa xe máy. Khi phanh thấy tiếng rít hay thấy chiều dài của má phanh chỉ còn lại từ 2-3mm thì đó cũng là lúc các bạn cần thay má phanh mới để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như người xung quanh.
Cách chỉnh phanh đĩa xe máy
[caption id="attachment_4225" align="aligncenter" width="700"] Chỉnh phanh đĩa xe máy[/caption]
Thông thường, sau một khoảng thời gian, nếu khi đạp phanh hay bóp phanh thấy quá chân hay bóp chặt tay thì có nghĩa phanh của bạn đang bị mòn và dây phanh đang bị nhão. Để chỉnh phanh, các bạn thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Tăng chỉnh phanh trước
- Đưa tuốc nơ vít vào vị trí mà bạn cần giữ phanh và đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới sao cho phanh hướng ra trước còn ốc chỉnh phanh thì lồi ra ngoài.
- Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ và bóp thử phanh. Nếu chưa được thì các bạn có thể căn chỉnh thêm. Lưu ý, không nên vặn ốc quá chặt vì có thể khiến cho phanh bị bó, mòn phanh, vận hành ì...
- Bước 2: Tăng chỉnh phanh sau
- Làm tương tự như chỉnh phanh trước. Các bạn dùng tuốc nơ vít chỉnh phanh sao cho phù hợp nhất.
- Đạp chân phanh và kiểm tra xem độ phanh ổn chưa là được nhé.
Trên đây là cấu tạo phanh đĩa xe máy và nguyên tắc mà chúng hoạt động. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về công nghệ này và có thể tự sửa chữa mỗi khi chúng gặp vấn đề.
source https://chuyenxe.com/tho-va-xe/cau-tao-va-phanh-dia/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét