Dù hot đến mấy thì Winner 150 cũng không tránh khỏi có những lỗi. Dưới đây là top 9 những lỗi thường gặp ở Winner 150. Cùng tham khảo nhé!
Lỗi tăng cam Winner
[caption id="attachment_4296" align="aligncenter" width="700"] Lỗi tăng cam Winner[/caption]
Đây được coi là lỗi phổ biến nhất trong các lỗi thường gặp trên xe Honda Winner. Bởi lẽ theo ghi nhận mà người tiêu dùng phản ánh lại thì có đến 90% sau khi sử dụng một thời gian ngắn, xe Winner đều xuất hiện tiếng kêu lọc xọc ở động cơ, đặc biệt là khi động cơ bị nguội vào buổi sáng.
Tiếng kêu rõ rệt là khu vực tăng cam ở bên trái động cơ. Trong trường hợp lỗi nhẹ thì chỉ cần máy nóng là tiếng kêu này sẽ hết còn nếu nặng thì tiếng kêu này sẽ không hết được.
Nguyên nhân xảy ra lỗi này là do xích cam của Winner dài hơn những mẫu xe khác nên độ văng và độ dao động cũng lớn hơn. Nếu không được tăng thường xuyên thì sợi xích sẽ bị trùng và va đập vào thành động cơ. Ngoài ra, bộ tăng xích tự động của xe cũng hoạt động không tốt nên việc xích trùng là điều không thể tránh khỏi.
Xe Honda Winner 150 bị nóng máy
[caption id="attachment_4299" align="aligncenter" width="600"] Máy của Winner bị nóng[/caption]
Những ai thích đi phượt bằng xe máy thì các mẫu xe côn tay thể thao là một lựa chọn hoàn hảo, Winner là một trong số đó. Bởi chúng có động cơ mạnh mẽ và phù hợp cho những chuyến đi xa. Tuy nhiên, nếu hoạt động quá tải thì sẽ dẫn tới tình trạng nóng máy. Bởi lúc này năng lượng thất thoát ra ngoài tạo thành nhiệt.
Hệ thống đèn Led bị yếu
[caption id="attachment_4300" align="aligncenter" width="700"] Thiết kế thời thượng nhưng cụm đèn LED của Winner bị yếu[/caption]
Lỗi hệ thống đèn LED cũng là một điểm yếu của chiếc xe này bởi đây là một bộ phận hoàn toàn cơ bản trên mỗi dòng xe và được người tiêu dùng để ý đầu tiên. Trên Winner, dù được trang bị đèn LED cao cấp nhưng khi chạy đường dài thì hoàn toàn không nhìn thấy gì khiến cho việc quan sát trở nên khó khăn hơn. Theo nhà sản xuất, cụm đèn LED này được trang bị chỉ để sử dụng trong nội đô giúp người điều khiển không bị loá mà thôi.
Vỏ sau dễ bị rượt
[caption id="attachment_4305" align="aligncenter" width="600"] Bánh sau dễ bị trượt[/caption]
Cặp lốp nguyên bản của Winner là lốp IRC có kích thước 90/80 cho lốp trước và 120/70 cho lốp sau. Nếu chạy xe trong điều kiện bình thường thì dường như cặp lốp này thể hiện khá tốt. Tuy nhiên, nếu gặp trời mưa thì lại hoàn toàn khác. Qua tìm hiểu, vỏ sau của Winner rất dễ bị trượt mỗi khi cua hoặc phanh gấp. Mặc dù có các đường vân khá tốt nhưng vỏ vẫn bị trượt. Mặt khác, kích thước vỏ 120/70 lại không khớp với mâm 3.0 khiến cho vỏ bị nhô cao hơn và độ ma sát với mặt đường bi giảm.
Cách khắc phục đó là các bạn thay loại vỏ khác khớp với mâm 3.0 và có chất lượng tốt hơn. Kích thước lốp phù hợp với mâm 3.0 là 110/70. Việc thay đúng lốp sẽ khiến cho chuyến đi của bạn an toàn hơn. Trong trường hợp chưa có điều kiện để thay lốp, các bạn có thể bớt hơi của lốp sau một chút để cho lốp sau mềm hơn và tăng tiết diện tiếp xúc của lốp với mặt đường.
Hộp số hoạt động không mượt mà
[caption id="attachment_4302" align="aligncenter" width="630"] Hộp số của Winner hoạt động không được mượt mà[/caption]
Hộp số của Honda Winner được các chuyên gia đánh giá là khá chắc chắn. Tuy nhiên, khi chạy thử thì nhiều biker lại đánh giá rằng do quá chắc chắn nên tạo cảm giác giật cục chứ không hề mượt mà.
Để giải quyết tình trạng này, các bạn có thể phải can thiệp vào bánh răng hộp số của Winner. Bởi lẽ, nguyên nhân chính gây nên tình trạng giật cục là do lẫy số bên trong hộp số quá hõm và nhọn. Điều này khiến cho khoảng sang số sẽ lớn hơn, từ đó, việc sang số cũng khó hơn.
Các bạn can thiệp bằng cách tháo bộ bánh răng sang số và mài bớt các cạnh nhọn. Sau khi mài bớt, khoảng sang số lúc này sẽ ngắn lại, nhẹ hơn và cho người điều khiển cảm giác mượt mà hơn.
Đèn pha và đèn hậu kêu khi vào chỗ xóc
[caption id="attachment_4301" align="aligncenter" width="700"] Cụm đèn pha và đèn hậu phát ra tiếng kêu khi đi vào chỗ xóc[/caption]
Đèn hậu và đèn pha của xe được thiết kế không quá khít với các chi tiết khác nên sẽ dễ bị rung động mỗi khi đi vào đường xấu. Chính vì vậy, khi đi vào đường xấu, đèn hậu và đèn pha sẽ xảy ra va chạm với những phần nhựa xung quanh.
Để xử lý hiện tượng này, các bạn có thể thêm phần đệm cao su vào những chỗ có hiện tượng rung. Lưu ý, nhớ thêm thật chặt ở các vị trí đối xứng và thử nghiệm bằng tay xem đã chắc chắn hay chưa. Tiếp đó, các bạn chạy thử vào những chỗ đường xấu để kiểm định thành quả nhé!
Mòn lá côn (bố nồi)
Khi lá côn bị mòn, điều này đồng nghĩa với việc năng lượng truyền từ động cơ tới bánh xe sẽ bị thất thoát. Vì vậy, khi chở vật nặng, các bạn sẽ rất nhanh nhận thấy xe bị ì, máy nhanh bị nóng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Xe dùng lâu hoặc người dùng chưa có kinh nghiệm
- Người điều khiển xe chưa nhả hết côn đã tăng ga một cách đột ngột và ép số. Điều này khiến cho lá côn nhanh bị mài mòn, thậm chí có thể cháy côn.
Winner bị dính côn
Nếu bạn điều chỉnh tay côn không chính xác thì sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị dính côn. Để lâu sẽ khiến cho côn nhanh bị mòn. Lúc này, việc vào số cũng sẽ trở nên khó khăn hơn khiến cho hộp số nhanh bị hỏng.
[caption id="attachment_4303" align="aligncenter" width="700"] Những lỗi trên bố nồi xe Honda Winner[/caption]
Winner bị hú côn
Côn bị hú xảy ra là do nhân bánh răng sơ cấp và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ. Khi bạn đi ở tốc độ cao thì tiếng hú phát ra sẽ càng lớn. Hiện tượng này thường xảy ra khi xe sử dụng được một thời gian dài và ít được bảo dưỡng kỹ càng.
Trên đây là top 9 những lỗi thường gặp ở Winner 150. Hy vọng, sau bài viết này, các bạn đã nắm bắt được những lỗi của Winner. Hãy nhớ rằng, mỗi một chiếc xe tốt hay không sẽ phụ thuộc vào độ bảo dưỡng có thường xuyên hay không và cách mà người đó sử dụng xe ra sao.
source https://chuyenxe.com/tho-va-xe/nhung-loi-thuong-gap-o-winner-150/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét