Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Văn hoá giao thông – Hiểu như nào cho đúng?

Vài năm trở lại đây, vấn đề an toàn giao thông trở thành chủ đề được cả xã hội quan tâm. Bởi lẽ, từng giờ, từng phút đều có tai nạn giao thông xảy ra. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do ý thức, cụ thể là văn hoá giao thông của người dân còn quá kém. Vậy văn hóa giao thông là gì? Tiêu chí để văn hoá giao thông là gì? Giải pháp nào để xây dựng văn hoá thông bền vững? Bài viết hôm nay của Chuyện xe sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!

Văn hoá giao thông là gì?

[caption id="attachment_5008" align="aligncenter" width="700"]Văn hoá giao thông là gì? Văn hoá giao thông là gì?[/caption]

Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá giao thông, có người cho rằng chỉ cần thực hiện tốt luật lệ là văn hoá giao thông, có người lại cho rằng cách ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông là văn hoá giao thông. 

Theo Uỷ ban an toàn giao thông đưa ra, văn hoá giao thông là những hành vi chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mỗi khi tham gia giao thông. 

Theo quan điểm của Chuyện xe, văn hoá giao thông là văn hoá của chính người tham gia giao thông và những người khác có thể ảnh hưởng và tác động đến quá trình văn hoá giao thông hình thành. Cụ thể như việc quy hoạch giao thông, người làm luật, thanh tra, trung đào tạo, sát hạch… Đây có thể được coi là khía cạnh phi vật thể tạo nên văn hoá giao thông. Trong khi đó, khía cạnh vật thể tạo nên văn hoá giao thông có thể kể đến đó là biển báo, đèn chiếu sáng, đường xá… Trong những yếu tố này thì văn hoá khi tham gia giao thông của người điều khiển đóng vai trò cực kỳ quan trọng và phải đảm bảo được 3 tiêu chí mà Uỷ ban an toàn giao thông đã nêu ra. 

Như vậy, văn hoá giao thông như thế nào đều phải được nhìn nhận từ hai phía. Bao gồm lực lượng chức năng quản lý giao thông ra sao và người điều khiển xe tham gia giao thông ra sao. Văn hoá giao thông của một người được nâng cao đồng nghĩa với việc các hành vi quậy phá, sai trái sẽ bị lên án. Theo cấp số nhân, từ đây, văn hoá giao thông của cả cộng đồng cũng sẽ được nâng cao.   

Biểu hiện của Văn hoá giao thông

[caption id="attachment_5006" align="aligncenter" width="700"]Biểu hiện của văn hoá giao thông Biểu hiện của văn hoá giao thông[/caption]

Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông, tiêu chí để đánh giá có văn hoá giao thông hay không bao gồm:

  • Có nhận thức, hiểu biết một cách đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật. Đồng thời, luôn phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 
  • Tôn trọng, nhường nhịn, có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
  • Cư xử văn minh mỗi khi va chạm giao thông chẳng may xảy ra. Cụ thể, mọi người tham gia giao thông một cách bình tĩnh, từ tốn, khi có va quệt trước tiên giữ bình tĩnh xin lỗi lẫn nhau rồi cùng nhau giải quyết vấn đề.

Như vậy, chúng ta có thể gói gọn văn hoá giao thông sẽ được biểu hiện qua: 

  • Tính pháp lý 

Theo đó, văn hóa giao thông chính là việc các bạn cần tự giác, gương mẫu chấp hành Luật giao thông. Như vậy, tiêu chí hàng đầu đó chính là tự giác rồi mới đến tuân thủ đúng luật và sau đó là tôn trọng những người xung quanh, bảo vệ tài sản công cộng… 

Để điều này được thực hiện, trước hết, mọi người cần phải loại bỏ những hành vi như chen lấn làn, vượt đèn đỏ, bóp còi inh ỏi, đi ngược chiều… Các hành vi này không gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn không đáng có xảy ra. 

  • Tính cộng đồng

Tính cộng đồng là chính là cách cư xử, xử sự của mỗi người mỗi khi tham gia giao thông. Việc này thể hiện qua việc khi tham gia giao thông, mọi người không chen lấn xô đẩy, gặp gỡ người bị nạn thì ra tay tương trợ, ngăn chặn những hành vi sai phạm… 

Chính ý thức cộng đồng này sẽ giúp cơ quan chức năng có thể ngăn chặn một cách kịp thời. Đồng thời, nó cũng sẽ khiến cho tình trạng tắc nghẽn được giảm thiểu, giảm thiểu những vụ va chạm không đáng có xảy ra... 

Giải pháp nào?

[caption id="attachment_5007" align="aligncenter" width="700"] Giải pháp là gì?[/caption]

  • Hành lang pháp lý
    • Tổng rà soát những quy định, quy chế
    • Xử phạt nghiêm minh. Cụ thể, có thể tước bằng lái xe vĩnh viễn đối với những đối tượng sử chất chấm như ma tuý, nâng mức phạt đối với những người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông...
  • Cách thức tuyên truyền: Thay đổi hướng tuyên truyền về cả nội dung lẫn hình thức. Ví dụ như thay vì căng băng rôn thì thay vào đó là những mẩu chuyện về tai nạn giao thông và hậu quả nó đem lại. Hay như việc tuyên truyền trên các ứng dụng di động…

Dù có đưa ra giải pháp hoàn hảo đến đâu thì cốt lõi vẫn là ý thức của mỗi người dân. Để có một tương lai tươi sáng, đồng thời cũng để các thể hệ mai sau học tập, mỗi người trong chúng ta nên nỗ lực để chung tay xây dựng văn hoá giao thông tốt đẹp và bền vững. 

Link tham khảo:

https://ift.tt/2Qv2KWk

https://ift.tt/2sqgcmk

https://ift.tt/2Zu1lDu

https://ift.tt/39tBH6G 



source https://chuyenxe.com/tin-tuc/van-hoa-giao-thong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét