Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Những loại hoa quả, thực phẩm có khả năng sinh ra nồng độ cồn sau khi ăn – Liệu có bị xử phạt?

Những thông tin về phạt nồng độ cồn trong vài ngày gần đây khiến nhiều người hoang mang, đặc biệt là khi thông tin một vài thực phẩm, sản phẩm có khả năng sản sinh ra nồng độ cồn. Vậy những loại thực phẩm, sản phẩm nào có chứa cồn? Liệu có bị xử phạt khi sử dụng những sản phẩm này hay không? Chuyện xe sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây!

Những loại hoa quả có khả năng sinh ra nồng độ cồn trong cơ thể sau khi ăn.

Quả vải

Lọt top 1 trong bảng xếp hạng các thực phẩm chứa cồn đó là quả vải. Theo tìm hiểu của Chuyện xe, bên trong quả vải có chứa hàm lượng đường khá cao. Nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu thì quả vải sẽ xuất hiện tình trạng bị lên men và dẫn đến hiện tượng đường bị hoá rượu. Khi bạn sử dụng quả vải thì một lượng đường sẽ bám ở khoang miệng. Trong khi đó, hàm lượng này lại không đủ để có thể hấp thu vào máu mà thay vào đó là chuyển hoá qua phổi. Chính vì lý do này, dù không uống rượu nhưng nếu ăn dù chỉ một quả vải cũng khiến máy kiểm tra nồng độ cồn hiển thị dương tính. Vải được coi là loại quả có cho kết quả kiểm tra nồng độ cồn hơn hẳn các loại hoa quả khác. 

Xoài, nho, chuối, sầu riêng, táo, dứa...

Ngoài quả vải cũng có một số loại trái cây khác như xoài, nho, chuối, sầu riêng, táo, dứa… cũng khiến hơi thở có cồn khi ăn. Bởi lẽ không chỉ sau khi ăn mà ngay từ khi chưa sử dụng, nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu, các loại quả này cũng sẽ sản sinh ra mùi cồn đặc trưng, thậm chí là thành axit có mùi chua sau một thời gian dài. 

Socola 

Qua tìm hiểu, dù là loại socola nào thì bên trong cũng chưa một lượng đường nhất định. Đây là nguyên nhân khiến chúng bị lên men và gây ra tình trạng nồng độ cồn dương tính sau khi ăn. 

Một số thực phẩm gốc tinh bột

Các thực phẩm có gốc tinh bột thường là những sản phẩm lên men có chứa đường. Hai điều này gộp lại sẽ khiến quá trình lên men diễn ra nhanh hơn và xảy ra tình trạng nồng độ cồn dương tính sau khi ăn. 

Một số loại thuốc

Theo một số bác sĩ cho hay, ngoài các loại thực phẩm kể trên, một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nồng độ cồn dương tính sau khi sử dụng. Những loại thuốc này bao gồm dung dịch sát trùng, siro cảm cúm, viên sát trùng khoang miệng, họng...

Liệu có bị xử phạt khi nồng độ cồn dương tính do thực phẩm?

[caption id="attachment_5059" align="aligncenter" width="700"]Liệu có bị xử phạt dù không uống rượu vẫn có nồng độ cồn? Liệu có bị xử phạt dù không uống rượu vẫn có nồng độ cồn?[/caption]

Vậy nếu chẳng may ăn các loại thực phẩm và sử dụng thuốc kể trên mà bị kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt?

Theo lực lượng chức năng cho hay, khi kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng chức năng sẽ có bước xét nghiệm ban đầu. Lực lượng chức năng sẽ có thể xét nghiệm lần thứ hai nếu cần thiết. 

Hơn nữa, do lượng cồn không quá lớn nên dù khi kiểm tra vượt mức 0 miligam/1 lít khí thở thì con số này cũng không quá cao. Đồng thời, do lượng cồn ít nên sự chuyển hoá cũng diễn ra khá nhanh. Sau khi ăn, các bạn có thể đợi 15-30 phút để lượng cồn có thể chuyển hoá hết và tham gia thông. Trong trường hợp khi kiểm tra vẫn có nồng độ cồn, các bạn nên giải thích rõ về nồng độ cồn có trong hơi thở. Nếu vẫn chưa rõ ràng, các bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu để có kết quả nồng độ cồn chính xác nhất.  

Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế cũng chia sẻ: “Mọi người không cần quá lo lắng về vấn đề này. Trong quá trình truyền thông luật, chúng tôi sẽ phổ biến cả các kiến thức về khoa học để lực lượng chức năng có thể xử lý các trường hợp một cách hợp lý nhất”.

Mức xử phạt khi nồng độ cồn dương tính là bao nhiêu?

Như các bạn đã biết, Luật Phòng chống tác hại rượu bia rầm rộ mấy ngày gần đây sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2020. Nếu như trước đây, người điều khiển xe có nồng độ cồn là 0.25 miligam/1 lít khí thở hoặc 50 miligam/100 mililit máu trở xuống thì đều được chấp nhận và không bị phạt. Tuy nhiên, theo luật mới, mọi chủ phương tiện dù là xe đạp, khi tham gia giao thông thì nồng độ cồn đều phải bằng 0. Do áp dụng với nhiều phương tiện khác nhau nên mức phạt cũng được áp dụng khác nhau theo từng loại phương tiện. Cụ thể: 

  • Nếu người điều khiển phương tiện là xe đạp và có nồng độ cồn thì mức phạt sẽ dao động trong khoảng 80 - 600 ngàn đồng, tuỳ vào lượng nồng độ cồn đo được.
  • Nếu người điều khiển phương tiện là xe máy và có nồng độ cồn thì mức phạt sẽ là 2 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe trong vòng 1 - 2 năm (tuỳ vào lượng nồng độ cồn đo được). Trước đây, mức phạt đối với xe máy chỉ ở mức 3 - 4 triệu đồng mà thôi. 
  • Nếu điều khiển phương tiện là ô tô và sử dụng rượu bia thì mức phạt sẽ lên tới 6 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe trong vòng 1 - 2 năm (tuỳ vào lượng nồng độ cồn đo được). 

[caption id="attachment_5061" align="aligncenter" width="700"]Mức xử phạt khi nồng độ cồn vượt ngưỡng và tham gia giao thông (Nguồn ảnh: VnExxpress) Mức xử phạt khi nồng độ cồn vượt ngưỡng và tham gia giao thông (Nguồn ảnh: VnExxpress)[/caption]

Với một vài thông tin ít ỏi kể trên, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc mà các bạn gặp phải. Chúc các bạn có ngày lái xe an toàn!



source https://chuyenxe.com/tin-tuc/hoa-qua-chua-nong-do-con/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét