Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

6 điều nhất định phải biết trước khi mua xe máy cũ

Mua xe máy cũ đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên, mua ở đâu, thủ tục sang tên như thế nào, cần chuẩn bị giấy tờ gì,… lại còn khá mơ hồ. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Thủ tục sang tên xe máy cũ

https://youtu.be/avgVW2JJNys

Khi mua bán xe máy cũ, người mua và người bán cần phải làm thủ tục sang tên xe máy cũ theo quy định tại điều 11, 12 và 13 của thông tư số 15/2014/TT-BCA. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các thủ tục sang tên xe máy cũ như thế nào. Vậy thủ tục sang tên xe máy cũ như thế nào? Thủ tục sang tên xe máy cũ gồm:

Thủ tục sang tên xe máy cũ cùng tỉnh

Người mua chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu. Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ cần thiết, người mua nộp hồ sơ tại Trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng.

Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra các thông tin như giấy tờ chủ xe, số khung, số máy, hồ sơ đăng ký và cấp biển số xe.

Người mua sẽ nhận giấy hẹn từ cán bộ tiếp nhận sau khi được xe và giấy tờ được kiểm tra. Thời gian chờ trả kết quả khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

*Lưu ý:Sang tên xe máy cũ cùng tỉnh sẽ không phải đổi biển số xe. Trừ trường hợp người mua muốn đổi.

Thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh

Gồm 3 bước chính:

  • Làm hợp đồng mua bán và công chứng

Để công chứng được hợp đồng mua bán, cần các giấy tờ kèm theo để nhân viên phòng công chứng kiểm tra: sổ hộ khẩu, giấy CMND, cà-vẹc xe. Sau khi kiểm tra xong, phòng công chứng sẽ công chứng bản hợp đồng giữa 2 bên. Hợp đồng này người bán sẽ giữ 1 bản, người mua giữ 1 bản và phòng công chứng giữ 1 bản để sau này đối chiếu.

  • Người mua làm thủ tục sang tên

Người mua sẽ xin hồ sơ sang tên, di chuyển xe tại công an giao thông quận nơi người bán đăng ký. Giấy này sẽ có chữ ký của cả người mua và người bán.

Sau khi kê khai xong, người mua sẽ nộp hồ sơ cho phòng tiếp nhận hồ sơ. Tại đây, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra thông tin, tháo biển số xe và viết giấy hẹn. Chiếc xe này người mua sẽ không được sử dụng cho đến khi lấy được hồ sơ gốc. Thời gian chờ kết quả khoảng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

  • Người mua rút hồ sơ gốc về tỉnh của mình: Đến ngày hẹn, người mua sẽ lên rút hồ sơ gốc về.
  • Làm hồ sơ sang tên, lấy biển số xe mới tại địa phương.

Hợp đồng mua bán xe máy cũ

Mẫu hợp đồng mua bán xe máy cũ mới nhất 2019 như sau:

            

Giấy tờ mua bán xe máy cũ

Khi mua bán xe máy cũ, giấy tờ bắt buộc phải có:

  • Đối với người bán
  • Sổ hộ khẩu (bản chính)
  • Chứng minh nhân dân
  • Đối với người mua
  • Chứng minh nhân dân
  • Sổ hộ khẩu (công chứng)

Mua xe máy cũ cùng tỉnh

Ngoài những giấy tờ bắt buộc trên, cần những giấy tờ sau:

  • Giấy khai đăng ký xe theo mẫu
  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy chuyển quyền sở hữu
  • Chứng từ lệ phí trước bạ. Khi đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ và cấp lại giấy đăng ký xe theo tên của chủ xe mới.
  • Chứng từ mua bán xe theo quy định

*Lưu ý: Nếu chủ xe đổi nơi thường trú sang tỉnh khác thì phải có Quyết định điều động công tác hoặc sổ hộ khẩu thay cho chứng từ mua bán xe.

Mua xe máy cũ khác tỉnh

Ngoài những giấy tờ bắt buộc trên, cần những giấy tờ sau:

  • Hai bản khai chuyển quyền sở hữu, di chuyển xe theo mẫu
  • Giấy đăng ký xe
  • Chứng từ mua bán xe theo quy định

» Các bạn có thể quan tâm: Kinh nghiệm mua xe máy cũ: Top 5 cửa hàng bán xe máy cũ uy tín tại Hà Nội

Mẫu giấy bán xe máy cũ

Mẫu giấy bán xe máy cũ mới nhất 2018 cụ thể như sau:

Cách kiểm tra xe máy cũ

Khi mua xe máy cũ, cần kiểm tra các thông số sau:

  • Kiểm tra đăng ký xe và đối chiếu biển kiểm soát
  • Tổng thể của chiếc xe định mua

Theo kinh nghiệm của các “chuyên gia” chuyên mua xe máy cũ, một chiếc xe tốt là có phụ kiện có độ cũ/mới đều nhau. Một chiếc xe không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ trên cùng một chiếc xe.

  • Màu sơn của xe

Kiểm tra màu sơn ở những góc khuất của xe rồi so sánh với những nơi khác xem xe đã từng được “tút” lại hay chưa. Nước sơn “gin” không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi mà thôi.

  • Động cơ: Động cơ tốt phải đạt những tiêu chuẩn cơ bản sau
  • Bề mặt không bị bóp méo hay trầy xước
  • Tiếng nổ chậm, dễ khởi động
  • Đối với xe số: sang số, về số nhẹ nhàng. Đối với xe ga: hoạt động ngay khi kéo ga.
  • Không thấy khói ở ống xả khi vặn hết ga
  • Sau khi nổ thử máy, kiểm tra dầu bôi trơn. Lượng dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc không được quá ít và không có ánh kim loại.
  • Điện, ác quy: Điện hoặc ác quy tốt khi khởi động xe dễ dàng, đèn và còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.
  • Giảm xóc: Bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh. Nếu nghe thấy tiếng lục cục thì có nghĩa giảm xóc kém hoặc bị chảy dầu. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra theo cách khác như chở 2-3 người. Nếu xe cân bằng, êm ái, không có tiếng kêu lạ là xe còn tốt.
  • Cảm giác lái: Trước khi mua bạn phải ngồi lái thử. Nếu êm ái, không có tiếng động lạ thì đó là một chiếc xe tốt.

Lệ phí trước bạ khi mua xe máy cũ

Sau khi mua bán xe máy cũ xong, người mua cần nộp lệ phí trước bạ. Vậy thuế trước bạ khi mua xe máy cũ được tính như nào và mức đóng ra sao?

Cách tính giá lệ phí trước bạ khi mua xe máy cũ

Giá lệ phí trước bạ khi mua xe máy cũ sẽ phụ thuộc vào giá trị chất lượng còn lại của xe. Giá trị chất lượng còn lại của xe = [giá trị tài sản mới] x [tỷ lệ chất lượng còn lại của xe]

Tỷ lệ chất lượng còn lại của xe được quy định như sau:

  • Xe mới: 100%
  • Xe sử dụng trong 1 năm: 85%
  • Xe sử dụng trên 1 năm đến 3 năm: 70%
  • Xe sử dụng trên 3 năm đến 6 năm: 50%
  • Xe sử dụng trên 6 năm đến 10 năm: 30%
  • Xe sử dụng trên 10 năm: 20%

Ví dụ mua xe Honda Winner 150 giá 45 triệu đồng vào tháng 12 năm 2016. Tính tới thời điểm hiện tại, sẽ đã sử dụng được gần 2 năm. Vì vậy giá trị chất lượng còn lại của xe chỉ còn 70%, tương đương với số tiền 31,5 triệu đồng.

Mức đóng lệ phí trước bạ khi mua xe máy cũ

Mức đóng lệ phí trước bạ khi mua xe máy cũ phụ thuộc vào địa điểm nộp lệ phí. Cụ thể như sau:

  • Khi nộp lệ phí tại thành phố trực thuộc TW, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã nơi UBND đóng trụ sở:
  • Kê khai nộp lệ phí trước bạ xe máy lần đầu: 5%
  • Kê khai nộp lệ phí trước bạ xe máy từ lần thứ 2 trở đi: 1%
  • Khi nộp lệ phí tại địa bàn khác:
  • Kê khai nộp lệ phí trước bạ xe máy lần đầu: 2%
  • Kê khai nộp lệ phí trước bạ xe máy từ lần thứ 2 trở đi: 1%

Vẫn lấy ví dụ trên, khi đó, đây là lần thứ 2 nộp lệ phí trước bạ cho xe. Vì vậy bạn sẽ phải nộp 1% lệ phí trước bạ. Mức phí trước bạ sẽ tính là 1% của 31,5 triệu đồng (tương đương 315.000 đồng).

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết nhất đối với người mua cũng như người bán khi trao đổi, mua bán xe máy cũ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn làm thủ tục sang tên xe máy cũ một cách dễ dàng, nhanh chóng.



source https://chuyenxe.com/tu-van-chon-xe/6-dieu-nhat-dinh-phai-biet-truoc-khi-mua-xe-may-cu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét