Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Những quy định về tốc độ xe máy mà người tham gia giao thông cần biết

Nhiều người lái xe máy chủ quan không để bận tâm về tốc độ di chuyển của mình và dẫn đến những hậu quả tiền mất tật mang, để tránh việc này người tham gia giao thông nên hiểu về quy định về tốc độ xe máy. Cùng chuyên mục Lái xe an toàn tìm hiểu nhé!

Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 91/2015/TT – BGTVT quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách

  1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này. Riêng tốc độ, khoảng cách an toàn xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự chỉ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Thông tư này.”

Người tham gia giao thông bằng xe máy phải chấp hành đúng quy định về tốc độ nếu không muốn bị xử phạt

Tốc độ trong khu vực đông dân cư

[caption id="attachment_2713" align="aligncenter" width="1600"]Tốc độ trong khu đông dân cư Tốc độ trong khu đông dân cư[/caption]

Đối với mô tô: Trong khu vực đông dân cư: Đường đôi  ̣có dải phân cách giữa, đường chiều có từ làn xe cơ giới trở lên 60 km/h. Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới 50 km/h. Ngoài khu vực đông dân cư: Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên 70 km/h.  Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới 60 km/h.

Đối với xe máy chuyên dùng: trên đường bộ không quá 40 km/h. Trên đường cao tốc: phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Đối với xe gắn máy: Tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Căn cứ quy định tại Điều 6, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, loại xe cơ giới đường độ được đi với tốc độ tối đa khi đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên đi được 60km/h. Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới 50km/h.

» Bạn có thể quan tâm: Biển báo giao thông – Hay gặp nhưng không dễ nhớ

Tốc độ khi đi trong khu vực ngoài dân cư

Căn cứ điều 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT như sau:

Tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau: 70km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. 60 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.

Những quy định khác

[caption id="attachment_2714" align="aligncenter" width="800"]Quy định về tốc độ xe máy Quy định về tốc độ xe máy[/caption]

Điều 11 có nội dung sau “Giữ khoảng cách an toàn” tối thiểu giữa hai xe, cụ thể về điều này là khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Tiếp đến điều 12, nội dung dành cho người tham gia giao thông được quy định rằng Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

>60

35

80

55

100

70

120

100

Khi điều khiển xe máy chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo điều 8 tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc). Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h. Điều 9 cũng nêu về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

» Bạn có thể quan tâm: Dàn hàng ngang xử phạt bao nhiêu?



source https://chuyenxe.com/lai-xe-an-toan/quy-dinh-ve-toc-do-xe-may/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét