Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Những cách làm pô xe máy kêu to cực chất

Hiện việc “độ” pô xe đã không còn xa lạ và được các bạn trẻ Sài thành yêu thích. Vậy cách làm pô xe máy kêu to cực chất như thế nào? Cùng chuyên mục Tự sửa xe tìm hiểu nhé!

Pô xe máy là một bộ phận không thể thiếu của xe máy, với những người đam mê mô tô, đặc biệt là xe máy phân khối lớn việc sở hữu chiếc xe chưa đủ, mà còn phải đi kèm với những phiên bản nâng cấp, những sản phẩm “độ” hợp thời, trong đó không thể không kể đến “độ” ống xả. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là tháo lắp mà phải có cách làm pô xe máy kêu to đúng cách

Cách kiểm tra và giải quyết khi pô có tiếng nổ

Tùy nguyên nhân mà có những biện pháp sửa chữa khác nhau. Nếu pô của xe bạn có tiếng nổ lớn, bạn nên dựng chân chống đứng của xe máy lên, kiểm tra xem ống xả có quá bẩn, bám quá nhiều muội không nếu có thì vệ sinh sạch sẽ.

Tiếp theo, bạn cần giữ ga xe, một tay rà toàn bộ thân của pô xe máy và kiểm tra xem liệu rằng có một vết thủng nào không. Nếu bị thủng, bạn chỉ cần ra quán và bảo thợ hàn lại hoặc một số trường hợp, do cổ pô xe máy bị gỉ, thủng, thì bạn có thể thay cổ pô. Nếu không có lỗ thủng nào, bạn có thể bị vỡ ron pô do đi xe quá lâu, bạn nên sửa chữa ngay. Nghiêm trọng hơn thì bạn phải thay toàn bộ pô xe máy, tùy từng loại xe máy mà pô có giá khác nhau.

Nếu những vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết, bạn nên kiểm tra xem liệu rằng chiếc xe máy của bạn có bị dư xăng không. Bạn đem xe ra quán yêu cầu thợ kiểm tra và điều chỉnh lại hệ thống phun xăng xem có vấn đề gì không. Nếu cam, cò có vấn đề thì có thể điều chỉnh hoặc thay thế.

Công dụng của móc pô

[caption id="attachment_2689" align="aligncenter" width="800"]Người thợ đang móc pô xe Người thợ đang móc pô xe[/caption]

Móc pô là móc bớt vĩ giảm âm và rút cái ống tiêu giảm thanh ra nên hơi sẽ ra nhanh hơn và tiếng to hơn. Móc pô có 2 loại là móc full và móc nhẹ. Móc pô giúp hơi thoát ra và làm cho tiếng pô ấm. Khi móc pô, người thợ sửa chữa làm 1 cái lưới tròn đặt vào phần đầu của cái lon cho tới lỗ ra của pô. Sau đó, nhét bông thủy tinh vào pô cho chặt, đóng nắp lon và hàn lại, làm như vậy tiếng phát ra của pô ấm, trầm hơn.

Đối với mỗi loại xe sẽ có cách móc bô khác nhau. Đối với xe 2 móc pô: Pô xe sẽ có 1 dạng lưới hoặc phễu để hạn chế hơi xả ra sau khi làm nóng piston. Do xe có 2 móc pô nên hơi sẽ ép ngược trở về piston và xe tăng tốc nhanh hơn. Ngược lại, nếu hơi ở móc pô thoát ra ngoài thì xe sẽ bị hụt hơi và không chạy nhanh được. Đối với xe 4 móc pô: Pô xe cần có hơi trả về nên vẫn chạy bình thường. Pô có lưới, vĩ giảm âm. Sau khi có phản ứng hóa học đốt xong khí thải sẽ thoát hết ra ngoài và nạp khí đốt sạch vào nên xe sẽ ít bị nhiễm khí thải cũ, giúp xe lên ga nhẹ nhàng, hoạt động tốt hơn.

» Bạn có thể quan tâm: Bắt bệnh xe máy qua tiếng ồn của xe

Cách làm pô xe máy kêu to - Độ hệ thống xả

[caption id="attachment_2688" align="aligncenter" width="605"]Cách làm pô xe máy kêu to Cách làm pô xe máy kêu to[/caption]

Việc sử dụng một loại ống xả khác so với nguyên bản không những làm cho âm thanh kêu to hơn. Nhiều người chỉ biết đến sự thay đổi về âm thanh của pô và tháo lắp thay thế theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, mà không lưu tâm đến các vấn đề liên quan, dẫn đến sự phát sinh lỗi trong quá trình hoạt động của xe sau khi nâng cấp.

Độ ống xả có 2 kiểu cơ bản là: Kiểu Slip-on là thay thế lon pô, phần cổ, bụng và đôi khi là buồng nén, buồng khí thải được giữ nguyên như sản xuất đưa ra. Nhưng sau một thời gian sử dụng, người dùng sẽ phát hiện những sai lệch thông số đối với hệ thống, làm người điều khiển xe máy khó kiểm soát hoạt động của xe, có thể mất tác dụng của ga xe một cách bất thường.

Thứ hai là kiểu Full system hay còn hiểu là thay đổi toàn bộ cấu trúc của cổ xả, van xả, lon ống xả và bụng ống xả. Nhược điểm của kiểu lắp thêm ống xả này có thể gặp lỗi ngay lập tức, xe máy không thể hoạt động bình thường được.

Khi độ pô cần lưu ý

Để xe máy hoạt động với thông số chuẩn của nhà sản xuất thì việc người lái xe nên trang bị bộ cảm biến ngắt tín hiệu, lắp đặt ở các dây cảm biến, như thế sẽ giúp xe hoạt động mà không bị lỗi.

Các dòng xe PKL hiện nay đa phần đều trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử, đánh lửa trực tiếp được điều khiển thông qua ECU trung tâm và các cảm biến thay vì hệ thống chế hòa khí và các hệ thống cơ học. Việc can thiệp sâu vào các hệ thống vốn trước đây được căn chỉnh thủ công khiến cho người sử dụng không thực sự làm chủ chiếc xe máy của mình.

Đối với hệ thống xả, nhà sản xuất dựa trên các thông số chung về tiếng ồn, lượng khí thải, lưu lượng khí, nhiệt độ và áp suất bên trong để lập trình cho các cảm biến thông qua bộ xử lý trung tâm ECU và phần mềm đó gọi là map – quản lý mọi hoạt động điện tử trên chiếc xe. Nếu như ở thế hệ xe trước đây, với ít hệ thống điện tử hơn, người sử dụng có thể can thiệp sâu vào toàn bộ các hệ thống cơ học như chế hòa khí, góc đánh lửa, căn chỉnh hệ thống van, thì trên hầu hết các sản phẩm motor hiện nay đều được trang bị “Map” quản lý các thông số như cảm biến nhiệt độ máy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến khí xả. Một số dòng xe cao cấp hơn còn có cảm biến vị trí bướm ga, tay ga và van xả. Đồng nghĩa với việc khi xuất hiện thay đổi ở hệ thống xả, những con số cảm biến cung cấp khác đi, khiến hệ thống vận hành sai lệch.

[caption id="attachment_2690" align="aligncenter" width="600"]Độ pô xe máy cần lưu ý những gì? Độ pô xe máy cần lưu ý những gì?[/caption]

Với kiểu độ ống xả Slip-On, sau một thời gian sử dụng sẽ phát sinh lỗi do sai lệch thông số hệ thống, “Map” sẽ ghi nhận điều đó để có sự tự điều chỉnh theo những tiêu chuẩn an toàn, dẫn đến các lỗi như chết máy ở tốc độ thấp, hiện tượng tự tăng ga khi hoạt động không tải, tiêu tốn nhiên liệu, vận hành không êm ái, nhịp nhàng và đôi khi mất tác dụng ga bất thường.

Với kiểu độ Full System, lưu ý đầu tiên năm ở ống lắp cảm biến khí xả. Nếu cho qua chi tiết này, chiếc xe sẽ gặp lỗi ngay lập tức và khó có thể hoạt động bình thường được. Và dù có khe để lắp cảm biến khí xả thì sự khác biệt về vật liệu hấp thụ, áp suất, nhiệt độ và nồng độ khí xả trong ống xả sẽ có sai số lớn hơn nhiều lần so với thông số Map tiêu chuẩn, do đó xe sẽ bị lỗi ngay sau khi lăn bánh vài km.

Các lỗi phổ biến ở trường hợp này là động cơ vận hành không đều, ngắt động cơ bất ngờ, không đủ nhiên liệu ở tua máy cao, còn tua thấp lại bị thừa nhiên liệu, dẫn đến rồ ga, tiêu hao nhiên liệu nhiều. Sai lệch về hệ thống điện tử còn có nguy cơ gây hư hại cảm biến và hỏng hoàn toàn hệ thống “Map”. Một số dòng xe có van xả ở cửa ống xả (để đáp ứng lưu lượng xả khi xe vận hành ở mức cao mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành ở mức thấp), khi bỏ hệ thống này đi khiến cảm biến ghi nhận sai, dẫn đến động cơ mất khả năng hoạt động ở tua máy cao, không thể lên ga được.

Rất ít hãng xe trang bị hệ thống “Map” tự thiết lập cho sản phẩm của mình, do đó luôn cần các công cụ hỗ trợ từ bên ngoài cũng như “thợ” điện tử chuyên về vấn đề này. Có 1 vài hãng cung cấp ECU nổi tiếng với “map” độ sẵn cho từng sản phẩm ống xả trên từng dòng xe riêng biệt như Gateway, Haltech FI, Power Commander, Bazzaz, đặc biệt là Juice Box với sản phẩm độc quyền map tự thiết lập của hãng Two Brother… Hiện nay, chủ xe có thể dễ dàng lên các trang web của hang và mua Map cho loại ống xả mà mình nâng cấp, sau đó thông qua máy tính và sự cài đặt của chuyên gia vào trong ECU để xóa bỏ Map nguyên bản của nhà máy. Mỗi sản phẩm ống xả trên một mẫu motor khác nhau đều có một Map riêng.

Chiếc xe hoạt động với Map mới sẽ loại bỏ hầu hết các lỗi đã nêu trên, khiến chiếc xe hoạt động tốt và đôi khi mạnh mẽ hơn nguyên bản. Ở một số hệ thống phức tạp hơn, nhà sản xuất còn trang bị các cảm biến ngắt tín hiệu, được lắp đặt ở các dây cảm biến, sẽ “đánh lừa” ECU, khiến chiếc xe ghi nhận thông số “chuẩn” để hoạt động không vấp lỗi.

» Bạn có thể quan tâm: Xe đang đi đột ngột chết máy – Nguyên nhân và cách khắc phục

 



source https://chuyenxe.com/tho-va-xe/tu-sua-xe/cach-lam-po-xe-may-keu-to/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét