Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Phanh xe máy: Chọn phanh tang trống hay phanh đĩa mới tốt? 

Bất kỳ ai điều khiển xe máy đều không thể phủ định sự quan trọng của phanh xe máy. Dưới đây là một vài thông tin chia sẻ hay ho về bộ phận này mà ít ai biết, cùng tìm hiểu nhé. 

Phanh xe máy - bộ phận không thể thiếu của mỗi chiếc xe 

Không phải nói nhiều chắc ai cũng hiểu, phanh xe máy chính là một phận quan trọng với bất kỳ người cầm lái nào. Phanh xe với công dụng là giúp giảm tốc độ và dừng xe mang tính ảnh hưởng đến sự an toàn của người điều khiển xe máy. 

[caption id="attachment_6364" align="aligncenter" width="512"]Phanh xe máy - bộ phận không thể thiếu của mỗi chiếc xe Phanh xe máy - bộ phận không thể thiếu của mỗi chiếc xe[/caption]

Đối với 2 dòng xe phổ biến nhất hiện nay, bao gồm xe số và xe tay ga, tương ứng có 2 thao tác thực hiện phanh xe máy khác nhau. Cụ thể: 

  • Xe số: bóp tay phanh bên phải để phanh bánh trước, đạp cần dưới chân để phanh bánh sau 
  • Xe tay ga: tương tự ở xe số bóp tay phanh bên phải để phanh bánh trước, nhưng để phanh bánh sau thì chỉ cần bóp tay phanh bên trái. 

Ngày nay, với sự phát triển của các khối động cơ xe máy hiện đại, khi tốc độ xe ngày càng có xu hướng tăng lên, việc quan tâm đến phanh xe máy là hoàn toàn cần thiết, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người lái và những người xung quanh. 

2 loại phanh xe máy hiện nay: phanh tang trống và phanh đĩa 

Thị trường xe máy Việt Nam hiện nay hiện nay phổ biến nhất là 2 loại phanh xe máy: phanh tang trống và phanh đĩa. Đương nhiên, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, ưu - nhược điểm khác nhau.  

[caption id="attachment_6366" align="aligncenter" width="600"]2 loại phanh xe máy hiện nay: phanh tang trống và phanh đĩa  2 loại phanh xe máy hiện nay: phanh tang trống và phanh đĩa[/caption]

Phanh tang trống hay còn gọi là phanh đùm, cấu tạo gồm 2 cái bố thắng hình vòng cung ghép lại với nhau. Khi bạn bóp phanh, cơ cấu đòn bẩy sẽ tách ra áp chặt vào cái đùm, tạo ra lực ma sát cản trở chuyển động của bánh xe khiến bánh xe chuyển động chậm dần và cuối cùng là dừng lại.

Còn với phanh đĩa bao gồm nhiều đĩa bằng kim loại gắn vào bánh xe, đi kèm những con heo dầu. Khi thao tác phanh, thủy lực sẽ ép cái bố chặt vào đĩa, tạo ra lực ma sát khiến bánh xe sẽ dừng lại. 

[caption id="attachment_6365" align="aligncenter" width="640"]So sánh phanh tang trống và phanh đĩa xe máy  So sánh phanh tang trống và phanh đĩa xe máy[/caption]

Như đã nói ở trên, với những cấu tạo có sự khác nhau, 2 loại phanh xe máy này cũng có sự khác nhau, để người dùng so sánh và dễ đưa ra quyết định. 

Tiêu chí so sánh  Phanh tang trống  Phanh đĩa 
Hiệu quả phanh  Kém hơn  Hiệu quả phanh tốt hơn 
Giá bán  Thấp hơn   Cao hơn 
Bảo dưỡng  Đơn giản  Cần kỹ càng và thường xuyên 
Tác động bên ngoài  Tránh được các tác động từ bên ngoài như: bùn đất, cát đá,... Dễ bị bùn đất dính vào, có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất phanh

So sánh phanh tang trống và phanh đĩa xe máy qua 3 tiêu chí  

Dấu hiệu phanh xe máy không “ăn” 

Dù là loại phanh xe máy nào, thì dấu hiệu để phát hiện phanh xe máy không “ăn” là như nhau. 

Cụ thể là khi chúng ta bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, điều đó cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.

Có thể thấy, trên đây đều là những dấu hiệu khá dễ để nhận biết phanh xe máy không ăn, cũng là thời điểm người dùng nên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng của phanh xe được tốt nhất. 

[caption id="attachment_6367" align="aligncenter" width="594"]Dấu hiệu phanh xe máy không “ăn” ai cũng nên biết Dấu hiệu phanh xe máy không “ăn” ai cũng nên biết[/caption]

Thông thường, có 2 nguyên nhân chính làm dẫn đến tình trạng phanh xe máy không “ăn” là: do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn, hoặc một phần còn lại do người sử dụng bảo dưỡng phanh không tốt, không thường xuyên kiểm tra và thay mới định kỳ. 

Cách khắc phục phanh xe máy không “ăn” 

Mặc dù dấu hiệu phanh xe máy ở cả phanh tang trống và phanh đĩa là giống nhau. Tuy nhiên, ở cách khắc phục lại có đôi chút sự khác biệt. 

Cụ thể, cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới.

Còn đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh tang trống (phanh cơ) có một cách khá đơn giản hơn để xử lý là người dùng có thể tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại bằng những thao tác không mấy phức tạp. 

Trên đây là những thông tin cần thiết mà người dùng xe máy nên biết về phanh xe máy. Hy vọng qua những chia sẻ trên thật sự bổ ích với các bạn hđọc và mọi người có thể quan tâm đến phanh xe nhiều hơn, để bảo vệ sự an toàn của chính mình khi tham gia giao thông. 



source https://chuyenxe.com/tho-va-xe/phanh-xe-may-chon-phanh-tang-trong-hay-phanh-dia-moi-tot/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét