Hôm nay Chuyện xe sẽ cùng mọi người tìm hiểu về luật quy định độ tuổi đi xe máy. Ở Việt Nam thì bao nhiêu tuổi được đi xe máy, ngay bây giờ chúng ta cùng “phá vỡ” câu hỏi này nhé!
Để trả lời cho câu hỏi “bao nhiêu tuổi được đi xe máy”, trước tiên chúng ta phải biết xe máy là gì? Mọi người hiểu như thế nào về xe máy. Hãy cùng xem xem, Chuyện xe có hiểu khái niệm về xe máy giống như mọi người không nhé!
Khái niệm xe máy
Xe máy (xe moto) là xe cơ giới hóa hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cc trở lên, có tải trọng không quá 400kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350kg đến 500kg đối với xe máy 3 bánh. Đây là khái niệm xe máy theo Luật Việt Nam nhé cả nhà!
[caption id="attachment_2845" align="aligncenter" width="1000"] Chiếc xe máy Air Blade 2019 - phân khối 125 cc[/caption]
Hiểu một cách đơn giản, xe máy là loại xe có hai bánh theo chiều trước - sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên xe. Xe chuyển động nhờ lực hồi chuyển con quay khi chạy. Người lái xe điều khiển xe bằng tay lái nối liền với trục bánh trước.
Mọi người đừng nhầm lẫn giữa xe mô tô (xe máy) và xe gắn máy nhé!
Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh. Vận tốc thiết kế lớn nhất của xe không lớn hơn 50km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương của nó không được lớn hơn 50 cm3. Những xe thuộc loại này phần lớn thuộc dạng moped hay còn được gọi là xe đạp máy/xe máy điện.
[caption id="attachment_2846" align="aligncenter" width="686"] Honda Little Cub siêu đẹp dành cho học sinh[/caption]
Lịch sử ra đời của xe máy
Năm 1885, chiếc xe máy đầu tiên ra đời có tên là Daimler Reitwagen, hoặc nó còn có tên gọi khác Einspur. Chiếc xe máy ra đời với tên tuổi của Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach, và tên tuổi của Daimler đã khiến ông được mệnh danh là “Cha đẻ của xe máy”. Bởi vì Daimler Reitwagen là người đầu tiên sáng chế ra động cơ đốt trong. Bản sáng chế đầu tiên của ông chính là nguyên mẫu chuẩn mực cho mọi phương tiện thuộc mọi địa hình sử dụng cơ chế vận hành tương tự thời đó.
Phiên bản xe máy của Daimler và Maybach ra đời, sử dụng một hệ thống truyền bằng dây đai, động bằng dây đai, kẹp xoắn nối đến tay lai, nó đóng vai trò như một tay phanh khi kéo về một chiều, với mục đích tạo động lực, sản sinh năng lượng cho bánh xe khi kéo ngược lại. Thiết kế của họ chính là bước đệm cho các thiết kế sau này.
[caption id="attachment_2844" align="aligncenter" width="640"] Bản sao Daimler Reitwagen cùng phiên bản xe máy đầu tiên 1885[/caption]
Vậy bao nhiêu tuổi được đi xe máy? Có phải ai cũng được phép sử dụng xe máy và liệu rằng các quốc gia đều có luật sử dụng xe máy giống nhau?
Theo Điều 60 quy định về độ tuổi của người được phép đi xe máy như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50cm3.
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi - lanh từ 50cm3 trở lên
Vậy chưa đủ tuổi quy định đi xe máy thì sẽ như thế nào?
Cuộc sống càng hiện đại, các bậc cha mẹ cuốn theo công việc và không có thời gian đưa đón con cái trong việc đi học. Mọi người sẽ có xu hướng là để con mình tự điều khiển xe máy mặc dù con vẫn chưa đủ tuổi theo quy định của luật. Vậy hình phạt cho trường hợp này như thế nào đây, cùng chuyện xe theo dõi nhé.
[caption id="attachment_2850" align="aligncenter" width="653"] Trả lời cho câu hỏi “bao nhiêu tuổi được đi xe máy?”[/caption]
Hành vi vi phạm | Xử phạt |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô từ chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. | Phạt cảnh cáo |
Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cc trở lên từ chưa đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. | 400.000 - 600.000 VNĐ |
Người từ 18 tuổi trở lên điều khiển mô tô, các phương tiện tương tự có dung tích xi lanh từ dưới 175cc mà không có giấy phép lái xe. | 800.000 - 1.200.000 VNĐ |
Người từ 18 tuổi trở lên điều khiển mô tô có dung tích trên 175cc, các ô tô, các phương tiện tương tự ô tô. | 4.000.000 - 6.000.000 VNĐ |
Cùng với các hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe gắn máy chưa đủ tuổi quy định thì người chủ phương tiện (tức người giao xe) cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới cho hành vi của mình. Xử phạt hành chính cho các cá nhân từ 800.000 - 1.200.000 VNĐ và từ 1.600.000 - 2.000.000 VNĐ đối với các tổ chức là chủ phương tiện nếu giao xe cho người không đủ điều kiện được phép đi xe máy theo quy định của luật (Không ngoại lệ đối với người đã đủ tuổi, có bằng lái nhưng bằng lái hết hạn sử dụng).
[caption id="attachment_2851" align="aligncenter" width="600"] Cảnh sát giao thông xử phạt học sinh đi xe máy[/caption]
Tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô và xe gắn máy
- Tốc độ tối đa của xe máy (xe moto) theo luật trong khu vực đông dân là 60km/h, ngoài khu đông dân cư là 70km/h.
- Tốc độ tối đa của xe gắn máy là 43km/h.
[caption id="attachment_2847" align="aligncenter" width="703"] Kết quả của việc vượt quá tốc độ khi lái xe[/caption]
Đó là Luật Việt Nam, còn nước ngoài thì sao, bạn có muốn cùng chuyện xe tìm hiểu câu chuyện bao nhiêu tuổi được đi xe máy tại Thái Lan và việc thi bằng lái tại quốc gia này không?
Luật giao thông Thái lan quy định ở độ tuổi sử dụng xe máy 18 tuổi và 15 tuổi đối với các loại xe gắn máy. Bằng lái tại quốc gia này chỉ có giá trị trong vòng một năm, nếu bạn muốn được đăng ký gia hạn bằng lái cho 5 năm sau đó thì bắt buộc trong vòng 1 năm đầu bạn không được vi phạm bất kỳ lỗi nào trong quá trình tham gia giao thông.
Quy định khá khó khăn trong việc có bằng lái, vậy liệu việc thi bằng lái xe tại quốc gia này có dễ dàng?
Bây giờ, chuyên mục Lái xe an toàn sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của Phương Anh khi bạn ấy thi bằng lái xe tại Thái Lan. Cùng xem xem lý do vì sao mà Phương Anh phải thi lại tới 3 lần mới lấy được bằng lái xe nhé.
Bài kiểm tra đầu tiên mà mọi người phải trải qua trong quá trình “cưa đổ” bằng lái là “Nhận biết màu sắc”. Mục đích của bài kiểm tra này là kiểm tra thị lực và khả năng phân biệt các biển báo giao thông, tín hiệu giao thông. Sau khi thực hiện bài kiểm tra này thì hầu hết mọi người nhận ra rằng mình bị mù màu trước đó.
Sau khi vượt qua vòng đầu tiên, các thí sinh tiếp tục với bài thi Phản ứng. Tức là người tham gia phải phân biệt Ga-Phanh khi thi bằng lái xe máy và Côn-Ga-Phanh khi thi bằng lái xe ô tô. Thí sinh phải sử dụng chúng một cách thật chính xác trong các tình huống giả định. Mục đích của phần thi này là kiểm tra độ tỉnh táo và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy của người tham gia giao thông.
Tiếp theo là vòng thi Tìm hiểu luật giao thông diễn ra trên máy tính, đây cũng chính là bài thi khó nhất đối với thí sinh. Bạn phải trải qua 50 câu hỏi ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi và chỉ được phép sai tối đa 5 câu. Nó không giống như ngân hàng câu hỏi tại Việt Nam nhé. Nội dung các câu hỏi xoay quanh các tình huống thực tế, các luật và quy định về an toàn giao thông, các tín hiệu giao thông thường gặp. Và có cả những câu hỏi mà bạn không thể “ngờ” là có ngày mình lại gặp phải nó, chẳng hạn như “Xe tăng có được xem là phương tiện tham gia giao thông hay không” hoặc “Xe tăng có được phép di chuyển trên đường hay không?”. Những câu hỏi này không hề được đề cập trong sách hướng dẫn của bạn.
Và cuối cùng là phần thi thực hành trong các sa hình. Thí sinh được phép sử dụng phương tiện cá nhân để tham gia phần thi này theo yêu cầu ngẫu nhiên của ban giám khảo: đi zigzag, đi theo tín hiệu giao thông, xử lý phương tiện trong đường hẹp, đỗ xe tại các địa điểm đặc biệt (trường học, bệnh viện,...). Mặc dù sử dụng phương tiện cá nhân của chính mình nhưng khi gặp các tình huống thực tế các thí sinh sẽ tỏ ra lúng túng vì không có kinh nghiệm xử lý.
[caption id="attachment_2849" align="aligncenter" width="499"] Phần thi sa hình của các thí sinh tại Thái Lan[/caption]
Phương Anh chia sẻ “Làm bài thi lý thuyết bằng lái ở đây khó không khác gì ngày mình thi đại học ở Việt Nam, đầy cân não”.
Phương Anh cũng chia sẻ thêm, nếu như bị cảnh sát phạt thì tốt hơn hết là hãy tự giác ký vào biên bản và nộp phạt. Cảnh sát Thái Lan không có thói quen gây khó dễ cho các phương tiện vi phạm nhưng chống đối sẽ thu bằng lái, phạt rất nặng và cấm sử dụng phương tiện cá nhân một thời gian dài đấy, bạn phải đi thi để lấy bằng trở lại. Mà chắc chắn rằng, việc mà đi thi để lấy lại bằng thì không ai muốn lặp lại lần hai.
Không biết mọi người ở đây có ai đã từng tham gia thi lái xe tại Thái Lan như Phương Anh không nhỉ? Và Chuyện xe hi vọng rằng những thông tin mà chuyện xe cung cấp sẽ giúp mọi người hiểu thêm về việc bao nhiêu tuổi thì được đi xe máy và các thông tin thú vị từ việc học lại xe tại Thái Lan. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định thi bằng lái xe tại Thái.
Và hãy nhớ trước khi “bước lên xe” cầm tay lái thì phải trả lời câu hỏi “bao nhiêu tuổi được đi xe máy” một cách chính xác nhé. Để đảm bảo rằng bạn không bị xử phạt dưới bất kỳ hình thức nào.
[caption id="attachment_2848" align="aligncenter" width="800"] Không đi xe máy khi chưa đủ tuổi[/caption]
Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng Chuyện xe!
source https://chuyenxe.com/lai-xe-an-toan/bao-nhieu-tuoi-duoc-di-xe-may/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét